Ngày 31 tháng 12 năm 1936
Gửi ông Trưởng phòng Giáo dục ở Trung Kỳ (HUẾ)
Tôi xin trân trọng gửi tới quý ông, kèm theo trích đoạn bài Báo cáo số 195-s ngày 17 tháng 12 năm nay của ông Công sứ Vinh về việc tuyên truyền chống Pháp ở Nghệ An của nhà giáo Hà Huy Tập.
Tôi sẽ rất biết ơn nếu ông vui lòng đưa ra cho tôi bất kỳ đề xuất hữu ích nào cho phép xem xét việc thuyên chuyển hoặc sa thải giáo viên này.
Nhóm Ngô Đức Kế, thuộc các cơ quan công vụ khác nhau sẽ được duy trì ở một trong ba tỉnh Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh.
Nhóm này không đông; trên hết gồm có các anh, các cháu của Ngô Đức Kế và gia đình của Hà Huy San, đều quê ở Hà Tĩnh. Họ sẽ mất rất nhiều ảnh hưởng, nếu họ lạc lõng.
Dự án thành lập một đảng phái cải lương Trung Kỳ mà Ngô Đức Kế đưa quy chế từ Đà Nẵng vào Huế vào tháng 9 năm ngoái (ông ấy đã đến trình diện với tôi ở Hà Tĩnh cùng với những kẻ đồng đảng của ông ấy) không có mục đích gì khác ngoài việc lừa bịp sự tin tưởng của chính phủ và để có được giấy phép để kêu gọi các quỹ, vốn được sử dụng để tài trợ cho việc di cư của những tân binh của đảng cách mạng.
Cụ Phan Bội Châu được Ngô Đức Kế gọi ra Hà Nội, người đã gây được ảnh hưởng nhất định đối với cụ bằng cách chỉ cho cụ mọi khả năng mà nhờ những mưu trí hay mối quan hệ của mình, ông có thể thu xếp cho cụ vào một tờ báo của Hà Nội nào đó. Ngô Đức Kế là chủ của tờ báo Thực nghiệp.
Tôi đã đề cập vào thời của ông, khi đang ở Hà Tĩnh, rằng ông Clementi đi cùng với người vợ bản xứ của ông, người làm thông ngôn, đã đến gặp Phan Bội Châu vào ngày 15 tháng 9 ở Huế, cùng lúc với Ngô Đức Kế. Chính từ cuộc xem xét lẫn nhau này đã đặt ra quyết tâm đi đến Bắc Kỳ của Phan Bội Châu, nơi ông trở thành một trong những người biên tập chính của tờ "Argus" mà sự xuất hiện trở lại của nó được dự đoán là sẽ gây tiếng vang ở"An Nam" (xem đề mục ủng hộ "Argus" trong số bị thu giữ của tờ "Nhà Quê") Phan Bội Châu định ra Hà Nội định cư và ở đó dưới sự bảo vệ của Clementi và Ngô Đức Kế. Tất cả những lời giải thích khác mà anh ấy có thể đưa ra liên quan đến chuyến đi này đều sai.Ngô Đức Kế………………………..
Cá nhân Ngô Đức Kế rất ít có thiện cảm với nhóm cựu trí thức. Và vì khi trở thành trò đùa kể từ khi được thả tự do, Phan Bội Châu đã đánh mất một phần lớn uy tín của mình với giới sĩ phu Nghệ Tĩnh.
Nhưng Ngô Đức Kế rất khéo léo trong việc khai thác sự phấn khích của học sinh, được các thành viên trong gia đình và các đồng minh thuộc thế hệ trẻ giúp đỡ.
Tôi tin rằng chính phủ sẽ có lợi ích lớn nhất trong việc thể hiện sự kiên định đối với Ngô Đức Kế và đồng bọn của ông ta. Chính phủ có thể và phải vô hiệu hóa chúng.
Trong mọi trường hợp, thật dễ làm cho những viên chức xa lánh nơi có mưu đồ của họ, cụ thể là phía Bắc Trung Kỳ.
Do đó, tôi tha thiết đề nghị ông gộp Hà Huy Tập vào đợt đầu của giáo viên sẽ diễn ra và cử anh ta càng xa miền Nam càng tốt, trừ khi, như người tiền nhiệm của tôi đã đề xuất trong báo cáo hàng năm và đề xuất của ông theo phiếu 189-C ngày 3 tháng 11 năm 1926 cho Trưởng phòng Giáo dục địa phương, người thực tập này bị sa thải hoàn toàn và đơn giản thay vì được vào chính ngạch ngày 1 tháng 1.
Để các bạn hình dung về hành động của người giáo viên này, tôi sẽ dẫn ra một ví dụ sau: Anh ta bắt học sinh lớp mình đội mũ đỏ trong giờ thể dục, do đó đã chơi tiên đoán với các nhóm học sinh cộng sản.
Thật đáng tiếc là chính quyền có nghĩa vụ phải dung thứ trong số những cán bộ của Phòng Giáo dục, những cá nhân, như người này, không có mục đích nào khác hơn là chuẩn bị cuộc chiến chống lại chính phủ đã được thành lập và giải pháp tốt nhất là sa thải anh ta.
Đã ký: MARTY
Trưởng an ninh Trung Kỳ
Đã ký: DUSSAUD