Câu chuyện thú vị về sự tích kẹo Cu Đơ, một đặc sản của Hà Tĩnh, được tái hiện sinh động qua cuộc trò chuyện giữa PV báo Tiền Phong và ông Nguyễn Trường Phiệt (khối 3, phường Quang Trung, TP Vinh), người nói là một thành viên trong nhóm đặt tên cho kẹo lạc Cu Đơ cách đây hơn 60 năm.
Cu Đơ Hà Tĩnh chính hiệu được sản xuất tại lò kẹo phường Đại Nài
“Từ trước lại nay, có nhiều bài báo viết về xuất xứ kẹo Cu Đơ. Nhưng xem ra, tất cả đang ở dạng phỏng đoán, suy luận, chưa đúng sự thật!”, ông Nguyễn Trường Phiệt nói.
Cu Đơ có phải là sản phẩm của nông dân huyện Hương Sơn không, thưa ông?
Đúng vậy! Quê tôi (xã Mỹ Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có nghề nấu kẹo lạc từ lâu đời. Thời Pháp thuộc, kẹo lạc đã bày bán ở chợ. Nhiều nhất là ba chợ lớn tại hạ huyện Hương Sơn.
Phía tả ngạn sông Ngàn Phố có chợ Gôi (làng Gôi Mỹ) họp vào ngày lẻ âm lịch. Hữu ngạn có chợ Choi (làng Dương Trai cũ), họp vào ngày chẵn. Chợ Bè (làng Thịch Xá xưa) tọa lạc trên bãi đất rộng, sát bờ sông Ngàn Phố.
Trước năm 1945, nghề nấu kẹo lạc diễn ra bình thường. Sau nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, với quan niệm dân gian có từ ngàn xưa “No đắt mói (muối), đói đắt mật”, nghề nấu kẹo lạc phát triển mạnh và khách tăng đột biến.
Kẹo bày bán ở chợ, nông dân mua về làm quà cho trẻ con, bà già. Trong số những người nấu kẹo ở Hương Sơn, có ông Cu Hai (quê làng Thịnh Xá).
Ông Nguyễn Trường Phiệt
Ông Cu Hai chính là tác giả của kẹo Cu Đơ?
Cu Hai là một tiểu thương, làm nghề buôn trầu. Thấy nghề buôn trầu khó nhọc, lời lãi chẳng bao nhiêu, ông ta chuyển sang nghề nấu kẹo lạc. Kỹ thuật nấu kẹo của ông Cu Hai có nhiều điểm nổi trội hơn người khác.
Ông chọn loại mật vàng sáng, không gợn, không cặn. Lạc mua về nhặt bỏ hết hạt lép, chỉ dùng loại to, bóng mẩy. Miếng kẹo ông Cu Hai nấu ra không mềm quá, cũng không cứng quá.
Bởi thế, sản phẩm của ông đẹp về hình thức, ngon về chất lượng. Vào những đêm trăng sáng, dân làng tề tựu tại sân nhà ông Cu Hai, ăn kẹo Cu Đơ, uống nước chè xanh.
Ngày đó, kẹo đổ ra khuôn, bên dưới có lớp giấy mỏng hoặc lót bằng lá chuối. Sau này, giấy và lá chuối được thay bằng hai tấm bánh đa nướng. Cách làm này vẫn được duy trì cho đến nay.
Vậy ai là người đặt tên Cu Đơ cho đặc sản này?
Còn một tình tiết khác cũng buồn cười:
Sau thời gian đắt khách, đắt hàng, ông Cu Hai bèn tăng giá bằng cách thu nhỏ kích cỡ của thỏi kẹo lại, cho nên tác giả đã ngẫu hứng đặt tên Cu Đơ lại sáng tác một mẩu thơ nặc danh, nhân một đêm trăng sáng mùa hè, sau khi tắm mát ngoài sông Phố, lúc trở về lén dán bài thơ vào cái cọc gỗ ở ngõ vào nhà ông Cu Hai. Bài thơ như sau:
Nhắn gửi Cu Đơ
Thấy khách đông, Cu Đơ tăng giá
Tăng lần lần, tất cả không ngờ
Gửi lời nhắn với Cu Đơ
Nên nhà, nên cửa cũng nhờ bày choa.
Sau năm 1945, trong một buổi lao động tập thể của Đoàn Thanh niên Cứu quốc xã Mỹ Hoà (làng Gôi Mỹ và làng Hoà Bình hợp nhất), một số người chưa quen lao động, thấm mệt, bỏ về sớm, thì ông Nguyễn Việt Dũng (hiện cư trú tại tổ 20, phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang) buột miệng đùa: “Cố làm thêm lúc nữa, rồi ta đi ăn kẹo Cu Đơ”.
Cả nhóm đồng thanh hưởng ứng. Từ tên riêng Cu Hai, bỗng nhiên được đổi thành Cu Đơ (tiếng Pháp, Đơ (Deux) có nghĩa là Hai).
Từ đó về sau, thứ kẹo được nấu bằng mật mía, lạc, bánh đa nướng, được gọi là kẹo Cu Đơ.
Xung quanh sự tích này, hẳn còn nhiều kỷ niệm, thưa ông?
Kẹo Cu Đơ ngày càng đắt khách, ông Cu Hai tăng giá bằng cách thu nhỏ kích cỡ lại. Một người ẩn danh, quê Mỹ Hoà, nhân đêm mùa Hè đi hóng mát ngoài sông Ngàn Phố, ngang qua cửa ngõ nhà ông Cu Hai dán lên cọc gỗ bài thơ trào phúng.
Thơ rằng:
“Thấy khách đông, Cu Đơ tăng giá Tăng lần lần, tất cả không ngờ Gửi lời nhắn với Cu Đơ Nên nhà, nên cửa, cũng nhờ bầy choa!”.
Có lần, nhóm thanh niên từng đặt tên Cu Đơ vào nhà ông Cu Hai, cất tiếng hỏi: “Còn kẹo nữa không ông Cu Đơ?”. Chủ nhà nổi giận, đòi đánh mấy tay thanh niên.
Nhưng về sau, thương hiệu kẹo Cu Đơ ngày càng nổi tiếng, khách mua làm quà trong Nam ngoài Bắc ngày càng đông, ông Cu Hai quay lại cảm ơn những người đã đặt tên cho đặc sản này.
Cảm ơn ông!
Có xuất xứ từ huyện Hương Sơn, nhưng hiện nay, trung tâm sản xuất kẹo Cu Đơ không thuộc địa bàn này, mà di cư vào TP Hà Tĩnh, "đóng đô" tại phường Đại Nài (khu vực cầu Phủ, dọc quốc lộ 1A).
Tại đây, có gần 100 gia đình chuyên chế biến kẹo lạc bán buôn, bán lẻ. Từ ngã tư Phan Đình Phùng đến cầu Phủ, hai bên đường, quán hàng kẹo Cu Đơ san sát. Giá mỗi miếng kẹo từ 5.000 đến 10.000 đồng, tuỳ kích cỡ.
Kẹo sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đấy. Cụ Đặng Minh Thư, quê ở xã Cẩm Tiến, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), trú tại phường Đại Nài, là một cơ sở lớn, có uy tín trên địa bàn. Lý do để Cu Đơ gia đình cụ Thư - Viện giữ được thương hiệu của mình?
Bát nước chè xanh, miếng kẹo ngọt ngào pha chút gừng cay, ẩm thực đặc sản đất Hà Tĩnh để lại dư vị riêng, không lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, tại một số tỉnh bắc miền Trung, xuất hiện một số cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ mác Hà Tĩnh, chất lượng kém. Loại kẹo không chính hiệu này thường được bày bán tại ga tàu, bến xe.