MẬT ĐIỆN TÍN CHÍNH THỨC
Sài Gòn, ngày 25 tháng 3 năm 1941
Gửi An ninh Hà Nội và Huế
Số 1833. R.N.N 5221-S ngày 28/8/1940, đoạn 6
Hôm nay, Tòa án kết án tử hình Hà Huy Tập (1), Nguyễn Văn Cừ (còn gọi là Le Borgne) (2), Nguyễn Thị Minh Khai (còn gọi là Cô Duy) (3) và Võ Văn Tần (còn gọi là Ông Già) (4), là các lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, bị cáo buộc hành vi khiêu khích phá hoại trên đường sắt ở Trung Kỳ từ tháng 3/1940. Số 1670-C, bản sao được truyền đi cung cấp thông tin cho ông Khâm sứ Trung Kỳ (Văn phòng) ở Huế, các ông Trưởng An ninh Vinh, Hà Tĩnh. Huế, ngày 26 tháng 3 năm 1941 Trưởng phòng Cảnh sát L.SOGNY ---------------------------------- Ghi chú An ninh ở Huế Hà Huy Tập quê Kim Khê, tổng Thổ Ngọa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã ở Nga từ 1929 đến 1935, về Đông Dương năm 1936 với nhiệm vụ tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị bắt ở Sài Gòn tháng 01/5/1938. Bị kết án 3 năm tù và 5 năm cấm cư trú vi tội ăn cắp, giả mạo, sử dụng thể thuế lấy tên của người khác. Bị đuổi về Trung Kỳ năm 1939. Lại bị bắt ở Hà Tĩnh vào tháng 02/1940 khi đang thi hành lệnh bắt của Tòa án sơ thẩm Sài Gòn. Nguyễn Văn Cừ, còn gọi là Le Bigle, quê Bắc Ninh (Bắc Kỳ), liên lạc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị bắt tháng 01/1940. Nguyễn Thị Minh Khai, còn gọi là Cô Duy, sinh ở Thái Lan, bố mẹ người Nghệ An, vợ của người về từ Nga Lê Huy Doãn, còn gọi là Lê Hồng Phong. Bị bắt ngày 30/7/1940 ở trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Văn Tần, còn gọi là Ông Già, quê Chợ, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị bắt vào tháng 4/1940.