Từ cuối năm 1928 Đông Dƣơng bị cuốn vào cơn lốc của cuộc khủng hoảng kinh tế. Phát triển ở đây, trên cơ sở của cuộc khủng hoảng kinh niên trong những điều kiện của xứ thuộc địa, cuộc khủng hoảng kinh tế đó bộc lộ ra vô cùng đau đớn đối với các quần chúng bị bóc lột. Với việc giai cấp vô sản bƣớc vào vũ đài tranh đấu và với việc xuất hiện của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, một phong trào cách mạng mạnh mẽ làm lung lay dữ dội sự thống trị đế quốc chủ nghĩa. Mặt khác, điều đó xảy ra đúng vào lúc mà cuộc chiến tranh đế quốc sắp xảy ra ở Thái Bình Dƣơng, đúng vào lúc mà chủ nghĩa đế quốc Pháp đẩy đến cùng chính sách can thiệp của nó chống các Xôviết Tàu và Liên Xô, chính trong những điều kiện cụ thể đó của cuộc khủng hoảng và của cuộc tranh đấu giai cấp mà chúng ta phải phân tích các cải cách. Những cải cách này đã đƣợc những tên cá mập Pátxkiê, Râynô và Marinétti trình bày một cách sơ lƣợc
Những dự án cải cách đó đã làm cho giai cấp tƣ sản bản xứ phấn khởi, đến mức nó tặng cho tên kẻ cƣớp Râynô danh hiệu "ngƣời công dân An Nam"! Chƣa bao giờ sự đê hèn và sự nịnh bợ lại đầy đủ nhƣ vậy! Trƣớc khi đi vào chi tiết những chƣơng mục của những cải cách, chúng ta hãy trình bày những mục đích chủ yếu của nó. Đó là: 1. Đổ mọi sức nặng của cuộc khủng hoảng lên lƣng quần chúng bị bóc lột. 2. Lừa bịp quần chúng công nhân và nông dân, tách họ khỏi cuộc tranh đấu cách mạng, mƣu sát Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. 3.Tăng cƣờng chỗ dựa xã hội của chủ nghĩa đế quốc: a) Tăng cƣờng sự hợp tác của giai cấp tƣ sản bản xứ với chủ nghĩa đế quốc; b) thử lôi kéo vào phe chủ nghĩa đế quốc một số tầng lớp trong phú nông và trong giai cấp tiểu tƣ sản trí thức. 4. Làm cho bộ máy hành chính - cảnh sát - quân sự thích hợp với tình hình hiện tại. Chúng ta hãy nghiên cứu từng điểm các chƣơng mục của các cải cách: I- ĐỔ MỌI SỨC NẶNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG LÊN LƢNG QUẦN CHÚNG BỊ BÓC LỘT a) Sự hợp lý hoá (chƣơng về những ngƣời lao động) b) Thuế má - thuế trực thu, thay đổi từ một lên gấp đôi - nuôi dƣỡng cho các ngân sách địa phƣơng, - từ xứ này sang xứ khác mà những điều kiện về của cải của xứ không biện hộ cho một sự khác nhau nhƣ vậy. Thuế gián thu, nuôi dƣỡng quỹ chung, do chính phủ toàn quyền nắm, nay đƣợc phân phối mà không một quy tắc nào xác định rõ việc sử dụng quỹ đó. Các quần chúng bị bóc lột bị kiệt quệ vì các thứ thuế và gánh nặng quá mức về các thứ thuế trực thu sẽ gây ra những khó khăn. Nhƣng phải tăng các thứ thuế gián thu, vì dù sao đi nữa cũng phải tăng các thứ thuế. Đó là những lời tuyên bố của bản thân Marinétti đƣợc Râynô phê chuẩn; ngoài những tuyên bố đó Marinétti còn đề nghị "việc thiết lập độc quyền dầu lửa, ét xăng và dầu mỏ; việc đó sẽ đem lại ít nhất 3 triệu đồng Đông Dƣơng mỗi năm". Mặt khác chúng ta biết rằng độc quyền rƣợu cồn đã không bị xoá bỏ, mà trở thành "sở hữu chung" của chủ nghĩa đế quốc và của giai cấp tƣ sản bản xứ. Nếu nhƣ chốc nữa, chúng ta sẽ thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính đánh vào những kẻ bóc lột, thì chủ nghĩa đế quốc vội vàng giảm các thuế cho bọn bóc lột đó, cấp rộng rãi cho chúng hàng triệu đồng thuộc về quần chúng bị bóc lột - nhƣng đối với các quần chúng bị bóc lột thì tên sát nhân Pátxkiê vừa phát hành hai sắc lệnh liên quan đến công nhân và nông dân không thể đóng thuế. 1- Ngày 5-2-1932: Sắc lệnh quy định việc phải dùng đến lao động cƣỡng bách vì những mục đích lợi ích công cộng. 2- Ngày 6-2-1932: Sắc lệnh luật hoá quy chế về vận chuyển nhân viên và tƣ liệu hành chính bằng con đƣờng trƣng dụng nhân công và các phƣơng tiện vận tải trong nội địa Đông Dƣơng. Với con số chính thức 2 triệu ngƣời đói ở Bắc Kỳ, chúng ta có thể thêm vào gần nửa dân cƣ của Nghệ An, Thanh Hoá nghĩa là gần một triệu ngƣời đói ... và do đó chúng ta tính đƣợc cho toàn bộ Đông Dƣơng ít nhất là 3 triệu ngƣời bị bóc lột sẽ bị cƣỡng bức ghi tên vào đội quân những ngƣời nô lệ! c) Tín dụng 1- Chủ nghĩa đế quốc đã nói ầm ỹ về các tín dụng thổ địa, coi nhƣ một sự cứu trợ đem lại cho các quần chúng lao động. Nhƣng trong thực tế chúng ta thấy rằng chỉ những ngƣời có một tài sản nhất định mới có thể nhận đƣợc những tín dụng, thành thử các tín dụng thổ địa biến thành công cụ bóc lột quần chúng, có lợi cho các địa chủ và các phú nông cho vay nặng lãi. 2- Cuối tháng 1-1932, Chính phủ toàn quyền dành cho những chủ đồn điền cao su một sự giúp đỡ phụ thêm trích từ ngân sách chung của Đông Dƣơng. Sự viện trợ đó bằng 1.000.000 (một triệu) đồng Đông Dƣơng. Tổng mức tối đa của những khoản cho các nghiệp đoàn điền chủ trồng lúa vay đạt tới 23 triệu 500.000 đồng Đông Dƣơng. 3- Ngày 1-3 Hạ nghị viện hẳn đã cấp một khoản cho vay 250 triệu francs cho tài chính Đông Dƣơng trong đó 180 triệu sẽ dành cho những chủ đồn điền cao su. 40 đến 80 triệu để nâng mức tối đa của quỹ bù đắp tiền thƣởng của ngành cao su và 50 triệu cho các công ty đã đồng ý ứng trƣớc những khoản cho vay cầm cố nông nghiệp. 4- Vào tháng 12-1929, 12 triệu đồng Đông Dƣơng đã đƣợc mở cho các công ty tín dụng tƣơng trợ nông nghiệp bản xứ ở Nam Kỳ. Năm 1930 chỉ còn lại từ số tiền đó 150.000. 5- Tháng 1-1932 sắc lệnh của toàn quyền mở ra: 1) Trong số những tài khoản ngoài ngân sách của tổng ngân khố, hai tài khoản ứng trƣớc đƣợc gọi là: những khoản ứng trƣớc để trả các khoản thƣởng cho việc xuất khẩu cà phê và cho việc xuất khẩu bao dứa. 2) Trong số những tài khoản ngoài ngân sách của tổng khoản khố của Nam Kỳ một tài khoản đƣợc gọi là: ứng trƣớc cho quỹ bù đắp của ngành cao su. II- LỪA BỊP QUẦN CHÚNG CÔNG NHÂN VÀ NÔNG DÂN, TÁCH HỌ KHỎI CUỘC TRANH ĐẤU CÁCH MẠNG, MƢU SÁT ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƢƠNG Tăng các thứ thuế, tăng cƣờng bóc lột tài chính, đẩy hàng triệu ngƣời lao động vào hàng ngũ đội quân nô lệ thật sự, v.v. để giảm chút ít những hậu quả của cuộc khủng hoảng, để chuẩn bị lối ra khỏi khủng hoảng bằng chiến tranh. Đó là điều mà chủ nghĩa đế quốc muốn. Nhƣng nó phải tính đến giai cấp vô sản cách mạng, ngƣời đứng đầu quần chúng bị áp bức và bóc lột. Ở đây những lời hứa hẹn mị dân, những cái bẫy quái quỷ hỗn hợp với nhau: 1. Ở chương các tín dụng, chúng ta đã tố cáo các tín dụng thổ địa đƣợc dùng làm công cụ bóc lột quần chúng nhƣ thế nào. 2. Trong chương trình các cải cách của Râynô, có ba chƣơng sau đây liên quan đến nông dân: a) Tạo điều kiện thuận lợi cho những vụ buôn bán nhỏ bằng việc giảm phí tố tụng và các lệ phí. b) Lập một quỹ khai thác thuộc địa mua những tài sản lớn cốt để chia manh mún ra và định cƣ ở đó những ngƣời bản xứ để thay thế sở hữu nhỏ cho sở hữu lớn ở Nam Kỳ. c) Sử dụng nhanh các quỹ vay và sử dụng một số nào đó trong những quỹ ấy vào các công việc trƣớc tiên. Khoản vay mới cho những công trình thuỷ nông, bến cảng, quy hoạch đô thị, y tế. Giọng lƣỡi của bọn bóc lột, chúng ta đã biết: hình thức thì nói chung là tốt nhất nhƣng nội dung thì hoàn toàn là tấn công kiên quyết nhất chống lại quần chúng. "Tạo điều kiện thuận lợi cho những vụ buôn bán nhỏ" có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là làm cho sự thèm khát của bọn địa chủ có điều kiện thuận lợi: có nhiều đất hơn và một nhân công rẻ hơn. Điểm b) có nghĩa là gì? Trƣớc hết sự mị dân đã quá rõ ràng. Chủ nghĩa đế quốc muốn thay thế sở hữu nhỏ cho sở hữu lớn! Không, đó không phải là nội dung. Đó là nhƣ sau: quần chúng cần, muốn có đất. Bọn đế quốc không thể cho họ đất. Bọn địa chủ, kẻ thì muốn mua đất nhƣng với giá rẻ mạt, kẻ khác muốn bán đất, nhƣng chúng ta đang ở thời kỳ khủng hoảng, những ngƣời mua là hiếm và khó. Chủ nghĩa đế quốc tìm ra cho bọn địa chủ cách giải quyết: mua các đất của địa chủ với một giá khá cao với tiền bạc của các quần chúng bị bóc lột - qua ngân sách - rồi phân phối các đất đó cho những cựu chiến binh Pháp, cho bọn hƣơng lý, cho một số tầng lớp phú nông hay cuối cùng đƣa những đất đó vào tay những giáo sĩ; các giáo sĩ này sẽ cho các nông dân cày cấy và giữ họ trong tay mình, đến khi cần thì đƣa họ đi chống những nông dân cách mạng. Chƣa phải đã hết, những nông dân nhận các đất đó phải mua lại một lần nữa và chỉ có thể bán các đất đó sau 10 năm canh tác. Nhƣng các đất mà nông dân nhận là những đất xấu, phải 10 năm các đất ấy mới cho sản lƣợng đầy đủ. Thì đúng là đến thời gian ấy họ có thể bán. Vì nông dân luôn luôn bị nợ nần chồng chất, nên rõ ràng mục đích của chủ nghĩa đế quốc là bắt nông dân canh tác trên các đất đó để chia sẻ các đất đó với các địa chủ mà không mất một xu tiền thuê nhân công, hơn nữa đó là dịp để nó rút đƣợc hàng triệu đồng của nông dân. Bây giờ điểm c) có nghĩa là gì? Cải cách ƣ? Đúng là chủ nghĩa đế quốc đã quan tâm đến công việc thuỷ lợi của tỉnh Vinh1; nó đã dành cho việc đó 13.100 đồng Đông Dƣơng. Nhƣng theo những con số chính thức, để tránh cho một hécta khỏi những thiên tai bất ngờ phải 73 đến 93. Nghĩa là 13.000 chỉ phòng tránh cho nhiều nhất là 160 hécta. Thế mà riêng tỉnh Nghệ An đã có 113.190 hécta. Đó là tất cả tính quỷ quyệt của chủ nghĩa đế quốc đã bị bóc trần. Ngoài ra chúng ta biết rằng chủ nghĩa đế quốc không quan tâm đến việc dẫn thuỷ nhập điền. Cho đến năm 1924 nó làm ra vẻ nghĩ đến việc nên hay không nên bảo tồn đê điều! Nhƣng chúng ta biết rằng chủ nghĩa phong kiến đã đặt vấn đề đê điều nhƣ là một trong những vấn đề sống còn của sự thống trị của mình! Nhƣng không, việc dẫn thuỷ nhập điền không nằm trong vấn đề, nó chỉ đƣợc đặt ra để lừa dối quần chúng: thực chất của vấn đề là việc tăng cƣờng quân sự để đàn áp phong trào cách mạng và để tham gia vào cuộc chém giết đế quốc chủ nghĩa ở Thái Bình Dƣơng. 3. Trong chương trình các cải cách, chúng ta nhận thấy rằng giai cấp công nhân còn đƣợc chú ý ít hơn. Nhƣng trong thực tế chủ nghĩa đế quốc cùng với bọn địa chủ, với giai cấp tƣ sản bản xứ và giới tăng lữ, trƣớc hết là công giáo, đã làm "nhiều". Chúng đã lập ra các đảng cảnh sát, các toà án kiểm soát ở các đồn điền, các uỷ ban công nhân và giới chủ, - cơ quan hợp tác giai cấp. Chúng đã lập ra các hội tƣơng trợ trong những ngƣời thất nghiệp, chúng đã lập các tổ chức bảo đảm xã hội, v.v.. Mặc dù "tràn ngập" hành động phản động nhƣ vậy nhƣng những sự thật vẫn bày ra đó, tất cả những cơ quan ấy từng giờ từng phút tỏ rõ hận thù của chúng và ý chí của chúng là lừa bịp quần chúng. Những sự thật đó là: sự hợp lý hoá (đồn điền cao su) nạn thất nghiệp (các mỏ, các đồn điền), chế độ nô lệ công khai nhất (đƣờng sắt), đời sống đắt đỏ, sự mặc cả, v.v.. Nếu Đảng biết động viên quần chúng, nếu Đảng áp dụng đƣờng lối đúng đắn của Quốc tế Cộng sản, thì Đảng sẽ thắng cuộc, các điều kiện khách quan là thuận lợi đối với chúng ta hơn bao giờ hết. 4. Tất cả những sự mị dân đó của chủ nghĩa đế quốc, của giai cấp tƣ sản bản xứ và của địa chủ đều nhằm ru ngủ quần chúng, mƣu sát Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. III- TĂNG CƢỜNG CHỖ DỰA XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC a) Tăng cường sự hợp tác của giai cấp tư sản bản xứ với chủ nghĩa đế quốc Nói giai cấp địa chủ là tôi tớ và là ngƣời hợp tác trung thành nhất của chủ nghĩa đế quốc, điều đó là rõ ràng. Nhƣng giai cấp tƣ sản bản xứ, - là bọn gắn bó với đại sở hữu ruộng đất, - không bao giờ ngừng thờ phụng chủ nghĩa đế quốc, kể cả trong thời kỳ chiến tranh 1914 - 1918 cũng nhƣ thời kỳ sụt giá đồng francs và nhất là ngày nay hơn bao giờ hết. Thêm vào hàng triệu đồng Đông Dƣơng mà chủ nghĩa đế quốc đã ăn cắp của quần chúng để đem lại cho bọn địa chủ và giai cấp tƣ sản bản xứ, là vô số những quyền hành chính và tài chính mà chủ nghĩa đế quốc vừa ban cho chúng. Trên chƣơng về tín dụng, chúng ta đã nói đến những triệu bạc mà giai cấp tƣ sản đã nhận đƣợc. Chúng ta hãy chuyển sang lĩnh vực thuế khoá. Chúng ta hãy kể ra thông cáo của Thống đốc Nam Kỳ gửi cho những quan to bản xứ: "Nếu bây giờ chính phủ giữ ổn định đồng tiền Đông Dƣơng trên cơ sở hiện thời, - cơ sở này làm tăng những gánh nặng thuế khoá và tài chính của các điền chủ trồng lúa lên 40%, thì những ngƣời này hoàn toàn có quyền đòi hỏi giảm bớt 40% các thuế và các cƣớc phí của tất cả các loại và hạ thấp 40% các khoản nợ của họ". Một sự vuốt ve êm ái biết bao đối với giai cấp tƣ sản bản xứ ! Chúng ta hãy so sánh với phƣơng pháp đƣợc bọn chủ nô sử dụng đối với các quần chúng mà chúng ta đã kể ra ở trên, ở chƣơng về các thuế! Bây giờ nói về các quyền chính trị hành chính giữa ngƣời Pháp và ngƣời bản xứ: Bình đẳng ở Hội đồng thuộc địa, ở Hội đồng thị chính Sài Gòn, đại biểu ở Hội đồng tối cao trong một thời hạn ngắn ngủi; bình đẳng ở các Hội đồng thị chính Hà Nội và Hải Phòng; sự chấp nhận vào đoàn trạng sƣ, v.v.. Giai cấp tƣ sản hẳn muốn có một sự đại diện chính trị cao hơn ở Pari. Nó chƣa nhận đƣợc quyền đại diện đó. Nhƣng vì tính cách hèn hạ của nó... nó đã khá bằng lòng và dâng những bó hoa cải cách hoàn toàn "hợp lẽ" cho giai cấp tƣ sản thuộc địa cũng còi cọc. Nó đã bắt đầu kêu lên: "Thƣa ngài chủ nghĩa đế quốc hãy đem lại lời hứa thống trị với Đông Dƣơng để kéo quần chúng ra khỏi con đƣờng cách mạng", "hãy đầu độc nhân dân, không chỉ bằng đạo Thiên chúa, đạo Phật mà cả bằng đạo Cao Đài...", tự do tín ngƣỡng, các anh hãy trông! "luân lý, thực hành... phải nhồi nhét điều đó vào đầu các trẻ con". Đó là do giai cấp tƣ sản xếp dƣới chƣơng về sự cần thiết phải phổ biến giáo dục sơ đẳng. Và rồi giai cấp tƣ sản đó không "chậm trễ", nó bắt đầu hò hét chống Liên Xô, bắt đầu kêu lên về việc bán phá giá của Liên Xô. Nó đề nghị chủ nghĩa đế quốc quan tâm đến những cử nhân, tú tài, ngƣời đỗ bằng thành chung, v.v. nhằm biến những ngƣời đó thành những cộng sự trong công việc lừa bịp quần chúng. Giai cấp tƣ sản bản xứ đã bán thể xác và linh hồn cho chủ nghĩa đế quốc. Nhƣng nó đã là tôi tớ thì nay nó vẫn là tôi tớ. Phần to nhất vẫn luôn luôn trở về chủ nghĩa đế quốc. Vấn đề ổn định đồng bạc Đông Dƣơng chứng tỏ rằng, cũng nhƣ bất cứ lúc nào, lợi ích của giai cấp tƣ sản bản xứ và giai cấp địa chủ phụ thuộc vào lợi ích của các nhà công nghiệp của chính quốc. Thật vậy, đồng bạc giữ ở mức ăn 10 francs cản trở việc bán lúa gạo đã quá khó khăn, nhƣng nó đƣợc giữ mức này vì lợi ích xuất khẩu của chính quốc. b) Thử lôi kéo về phe của chủ nghĩa đế quốc một số tầng lớp trong phú nông và trong giai cấp tiểu tư sản trí thức Thật vậy, chủ nghĩa đế quốc dành quyền bầu cử cho những ai có 20 hécta, cho những ngƣời đã là hào lý trong một vài năm, cho tất cả những ngƣời đã đỗ cao đẳng, tiểu học. Chúng nói đến việc sử dụng quần chúng tiểu tƣ sản trí thức. Nhƣng trong thực tế ở đây nạn thất nghiệp ngự trị. Chỉ những tƣ sản trí thức là có thể có vị trí. Do vậy chúng ta thấy sự bất bình - dù rằng đã thiên về chủ nghĩa cải lƣơng - biểu hiện bằng việc thành lập nhiều đảng mang nhãn cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sẽ là một sai lầm nếu đánh giá thấp các lực lƣợng cách mạng của giai cấp tiểu tƣ sản, sẽ là một sai lầm nếu không thấy rằng giai cấp này có khả năng tác động một ảnh hƣởng lớn đến quần chúng, nhƣng sẽ là một sai lầm lớn nếu đánh giá nó quá cao, không thấy sự cố gắng to lớn mà chủ nghĩa quốc gia cải lƣơng đang phát huy để chinh phục giai cấp tiểu tƣ sản (hội tiến bộ xã hội, v.v.). Chúng ta hãy chuyển sang phú nông. Bằng việc cải cách tuyển cử mà chúng ta đã kể ở trên, bằng tín dụng ruộng đất, bằng việc dung thứ những hành vi ăn cƣớp của bọn hào lý (tƣớc đoạt ruộng đất của nông dân, v.v.), chủ nghĩa đế quốc chắc chắn đã chinh phục đƣợc một tầng lớp phú nông nào đó. Ngày nay chủ nghĩa đế quốc muốn tăng cƣờng chỗ dựa của nó ở nông thôn: a) Cấp đất (50 hécta) cho các cựu chiến binh Pháp. b) Lập những làng thực dân hoá (mà một số nằm dƣới sự điều khiển của các giáo sĩ). c) Cấp đất cho một số hào lý. Tất cả những chỗ dựa xã hội đó đƣợc coi nhƣ là những điểm chiến lƣợc nhằm đàn áp phong trào cách mạng. Nhƣng mặc dù tất cả những biện pháp đó, nhƣng vì một mặt do cuộc khủng hoảng, và mặt khác, vì cuộc tranh đấu giai cấp chƣa đạt tới một trình độ khá gay gắt, nên vẫn sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng mọi tầng lớp phú nông là ở trong trận tuyến chống cách mạng. IV- LÀM CHO BỘ MÁY HÀNH CHÍNH - CẢNH SÁT - QUÂN SỰ THÍCH HỢP VỚI TÌNH HÌNH HIỆN NAY a) Hành chính: 1- Thu nhận nhiều hơn các công chức Pháp vào bộ máy hành chính. Bắt họ trong một thời hạn phải biết tiếng bản xứ, nếu không thì bị đuổi. 2- Thu nhận vào nhiều hơn giai cấp tƣ sản trí thức và một tầng lớp trên nhỏ của giai cấp tiểu tƣ sản vào bộ máy hành chính. 3- Lập ra các hội đồng tƣ vấn tỉnh ở Nam Kỳ gồm: một cố vấn thuộc địa, một cố vấn tỉnh, một tri phủ về hƣu và một địa chủ. 4- Tăng quyền lực của toàn quyền và của các quan Nam triều. b) Cảnh sát Giai cấp tƣ sản bản xứ, bọn địa chủ đòi hỏi một bộ máy cảnh sát thật mạnh, chúng đòi có những lính sen đầm ở các làng, cho dù chúng phải chịu tốn phí. Chúng đã bỏ phiếu ngay lập tức và nhiệt liệt cho ngân sách cảnh sát (Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ). Mặt khác chủ nghĩa đế quốc lập ra các trƣờng cảnh sát, các đảng cảnh sát (Lý nhân đảng, v.v.). c) Quân sự: (Các cải cách này đã chứa đựng trong chƣơng về chiến tranh). V- CHIẾN TRANH Lối thoát tư bản chủ nghĩa khỏi cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại làm rung động đến tận nền móng cơ sở của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Dƣơng. Rõ ràng là trong chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, - nơi cuộc chạy theo lợi nhuận đƣợc đặt lên hàng đầu, - thì chủ nghĩa đế quốc Pháp để ra khỏi cuộc khủng hoảng, chuẩn bị một cách điên cuồng cuộc chiến tranh ở châu Âu cũng nhƣ ở châu Á và đặc biệt ở Đông Dƣơng, nơi đƣợc coi là vị trí vũ trang để thâm nhập nƣớc Tàu, nhằm phân chia Tàu giữa các đế quốc thống trị ở Tàu và nhất là với chủ nghĩa đế quốc Nhật mà nó ủng hộ với sự giúp đỡ của bọn xã hội - phát xít và cuối cùng, nhất là để can thiệp chống Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc Pháp chuẩn bị chiến tranh thế nào? Sự chuẩn bị vật chất Trong hai năm qua Hạ viện đã bỏ phiếu tán thành hai khoản vay dành cho Đông Dƣơng. Khoản vay thứ nhất là 1.320.000.000. Khoản vay thứ hai là 250.000.000. Số tiền khổng lồ trên một tỷ rƣỡi francs đó là dành để xây dựng các đƣờng bộ mới, các đƣờng sắt chiến lƣợc, mở những cảng mới và các sân bay trong tất cả các xứ của Liên bang Đông Dƣơng. Về hàng không Căn cứ hàng không đƣợc thiết lập, sau các cảng, vì theo tờ báo tƣ sản, tờ "Thời đại": "Việc lập một căn cứ hải quân hiện thời không thể quan niệm đƣợc nếu không có sự hỗ trợ của hàng không và nhất là của thuỷ phi cơ". Do đó mà ở Sài Gòn, ngoài những sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà và những sân bay khác, chủ nghĩa đế quốc bây giờ còn xây dựng một sân bay ở Cai Hay gần cảng Sài Gòn, đƣờng hàng không đƣợc những tên đày tớ trung thành nhƣ Cốtxtơ và Bơlôngđơ, Côđô và Rôbiđa thực hiện trong ba ngày và vài giờ. Hải cảng Các hải cảng Sài Gòn, Hải Phòng đã đƣợc bảo dƣỡng và mở rộng một cách vội vàng để các đơn vị chiến đấu mạnh có thể đến đậu. Tính rằng việc các tàu chiến đi vào hai hải cảng đó là không tiện vì chúng ở xa biển, nên chủ nghĩa đế quốc Pháp đã xây dựng thêm hai hải cảng ở Cà Mau và ở Cam Ranh để làm dễ dàng cho việc tiếp tế những đơn vị nhỏ. Đường sắt Hai đƣờng Hà Nội - Vân Nam và Hà Nội - Sài Gòn có một tầm quan trọng bất ngờ đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Con đƣờng thứ nhất vận chuyển khí giới, dụng cụ chiến tranh một cách trực tiếp sang Tàu qua phần đất phía nam Tàu; con đƣờng thứ hai mà một đoạn chƣa đƣợc hoàn thành cho phép vận chuyển dễ dàng binh lính và nhân công từ Bắc vào Nam Đông Dƣơng. Thuế máu Những khoản vay không đủ cho việc duy trì các cảng, đƣờng sắt, sân bay, quân đội, cảnh sát, liêm phóng, v.v., chủ nghĩa đế quốc Pháp, với sự giúp đỡ của bọn xã hội - phát xít, của bọn phong kiến và bọn cải lƣơng bản xứ đánh thuế nặng vào quần chúng lao động ở thành thị cũng nhƣ ở nông thôn. Các thứ thuế do bọn quân sự thu (Aly-Hro). Việc tăng thuế nhằm vào thuế thân (100%), thuế phần trăm phụ thu (100%). Những ai không có khả năng nộp thuế đã định thì bị bắt đi làm việc xây dựng đƣờng sắt, hải cảng, v.v.. Ngoài các thứ thuế, chủ nghĩa đế quốc Pháp, dƣới mặt nạ mị dân là để cứu trợ những ngƣời cùng khổ, đã mở những cuộc lạc quyên uỷ thác cho ông Hoàng Trọng Phu, là ngƣời nổi tiếng về những hành vi trung thành với chủ, tổ chức cuộc xổ số và việc bán tem chống lao, v.v.. Thao diễn quân sự Việc rèn luyện lính bộ, phi công cứ tiếp diễn không ngừng. Việc này đƣợc tiến hành nhất là ở biên giới Tàu - Bắc Kỳ các tuần lễ thể thao quân sự đƣợc lập ra. Sân bay Biên Hoà không đủ để đào tạo các phi công và huấn luyện quân trù bị, ngƣời ta nghĩ đến việc lập ra trong năm nay thêm hai sân bay, một ở Sài Gòn và một ở Hải Phòng. Tuyển mộ cưỡng bức quân lính Các dụng cụ chiến tranh đã đƣợc chuẩn bị đồng thời với việc tuyển mộ thêm quân lính trong quần chúng lao động rộng rãi, nhất là trong thanh niên nông dân. Việc quân sự hoá thanh niên nông dân là chuyên chế, độc ác đến mức đã gây ra một cuộc tranh đấu ác liệt ở Rạch Kiên vào cuối tháng 4-1931 giữa nông dân và quân chính phủ. Cuộc tranh đấu này của nông dân có một ý nghĩa hàng đầu chống việc quân sự hoá, vì đó là cuộc đầu tiên mà nông dân đƣợc Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo tiến hành một cuộc tranh đấu nhƣ vậy. Chủ nghĩa đế quốc Pháp theo những lời khuyên của viên toàn quyền cũ, đảng viên xã hội, ông Varen2 cũng tuyển lính trong các dân tộc thiểu số và các bộ tộc, bộ lạc sống ở những nơi hẻo lánh của Đông Dƣơng. Những lính Thổ, Mƣờng bị động viên ở Bắc Kỳ, việc lính Mọi bắn giết những tù chính trị ở Kon Tum, ở Pakout, chứng tỏ điều đó. Chuẩn bị quân sự trong thanh niên Chủ nghĩa đế quốc dự định động viên theo các đạo luật mang tên Bôngcua tất cả thế hệ trẻ. Các câu lạc bộ tập bắn đƣợc lập ra (Liên đoàn tập bắn ở Nam Kỳ), ngƣời ta cho phép trẻ con, thiếu nữ và phụ nữ tập bắn ở đó. Việc chuẩn bị quân sự về mặt thể chất cho thanh niên không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự chuẩn bị về tinh thần. Do đó nhiều cuộc diễn thuyết công khai, nhiều câu lạc bộ nghiên cứu về các "vấn đề xã hội" đã đƣợc tổ chức và hoạt động dƣới sự lãnh đạo của các giáo sĩ (seminal) và những ngƣời quốc gia cải lƣơng (đốc tờ Thinh). Việc tập trung quân lính Để tấn công nƣớc Tàu Xôviết và nƣớc Tàu cách mạng, chủ nghĩa đế quốc Pháp lấy cớ "bảo vệ Đông Dƣơng chống sự xâm lƣợc của bọn ăn cƣớp Tàu" đã động viên các đội quân đến biên giới Tàu - Bắc Kỳ, nơi từ khi đế quốc Pháp đến đã có nhiều lãnh thổ quân sự. Đầu tháng 10-1931 báo chí Đông Dƣơng đã tố cáo một cách công khai việc tập trung các đội quân. Thật thế ngày 1-10-1931, ba đại đội xạ thủ đƣợc phái đến Thái Nguyên, Đáp Cầu, Tuyên Quang. Tên Bộ trƣởng Chiến tranh và Hải quân đã chủ trƣơng gửi sang Đông Dƣơng hai binh đoàn tăng viện mà chi phí đi đƣờng lên tới 20.400.000. Một trong hai binh đoàn đó đã đến Sài Gòn tháng 8-1931. Binh đoàn kia sẽ đi vào năm 1932. Các chiến thuyền ấy nhằm để can thiệp chống nƣớc Tàu đáng đƣợc kể đến vì sức mạnh và tầm quan trọng của chúng trong cuộc chiến tranh tƣơng lai. 1- Waldek Rousseau đậu trong biển Hồng Kông. 2- Alerte, cảnh giác bất thƣờng đậu ở cảng Hải Phòng. 3- Hai tàu ngầm Fullon, Jaessel mà quân số là nhƣ sau: 4 sĩ quan, 2 đại bác 75mm 43 ngƣời, 8 ống phóng thuỷ lôi 450 mm Các máy bay Bearn và Castor đang ở trong các doanh trại ở Sài Gòn. Những vụ lính An Nam tàn sát người Tàu Các báo ở Thƣợng Hải đã trần thuật vào đầu tháng 12- 1931 rằng chủ nghĩa đế quốc Pháp đã gửi một đại đội quân lính ngƣời An Nam sang miền Nam nƣớc Tàu qua biên giới Tàu - Bắc Kỳ để tiêu diệt các Xôviết Tàu. Mặt trận liên đế quốc Để đàn áp phong trào cách mạng của công nông trong mặt trận thuộc địa, để chia xé nƣớc Tàu và để can thiệp chống Liên Xô, mặt trận liên đế quốc là cần cho đế quốc Pháp hơn bao giờ hết. Cuối năm 1932 giai cấp tƣ sản Pháp đã uỷ cho Bộ trƣởng Thuộc địa Râynô nhiệm vụ đó. Trong chuyến du hành của hắn, hắn đã đi thăm Ấn Độ. Ở đây chắc hẳn hắn đã ký kết với đế quốc Hà Lan, đế quốc Anh những hiệp ƣớc mật. Những bài diễn văn mà các đại biểu của chủ nghĩa đế quốc Hà Lan, Anh và Pháp đã đọc đã đƣợc biểu hiện bằng hành động chung chống "bàn tay của Mátxcơva" và việc phân chia nƣớc Tàu. Hành động tƣơng hỗ giữa bọn đế quốc Pháp và Anh biểu hiện một cách thực tiễn bằng việc đế quốc Anh và Xiêm trao lại cho chủ nghĩa đế quốc Pháp các nhà cách mạng An Nam bắt đƣợc hoặc ở Tàu hoặc ở Xiêm, trong số đó có đồng chí Nguyễn Ái Quốc của chúng ta. Hơn nữa ông Râynô đã tiếp tục cuộc hành trình đến Vân Nam. Ở đó hắn đƣợc các tƣớng lĩnh của Quốc dân Đảng Tàu chống cách mạng đón tiếp một cách nồng hậu. Hắn đã uỷ thác cho bọn này việc trông nom đƣờng xe lửa Hà Nội - Vân Nam và giám sát những ngƣời cách mạng Đông Dƣơng. Vừa qua ông Pátxkiê đã thực hiện một cuộc kinh lý đến Hồng Kông, đến Manila để "thắt chặt những mối liên hệ hữu nghị" với bọn đế quốc Anh và Mỹ. Mục đích của cuộc du hành của ông Pátxkiê hoàn toàn giống với cuộc du hành của ông Râynô vì nó nhằm thắt chặt mặt trận đế quốc chủ nghĩa để tiêu diệt "những nhân viên của Mátxcơva" và can thiệp chống Tàu và Liên Xô. Không đƣợc bỏ qua những mối liên hệ của Pháp với Nhật. Với Nhật, Pháp đã ký những hiệp ƣớc liên minh từ trƣớc cuộc chiến tranh. Đã nhiều lần báo chí phản động đã vạch ra sự cần thiết phải liên minh với Nhật để bảo vệ "những lợi ích của Pháp và của Nhật ở Tàu". Liên minh này đã đƣợc những nhà báo Pháp ở Đông Dƣơng phát biểu một cách rõ ràng. Đây là nội dung của những lời phát biểu ấy: "Nhƣng Nhật đã là đồng minh của chúng ta và Nhật tiếc rằng chúng ta có vẻ đã quên điều đó. Sự đồng minh này đƣợc biểu hiện trong bốn năm chiến tranh châu Âu không nhiều bằng đƣợc biểu hiện trên vũ đài Viễn Đông và trong những cơ hội khác nhau mà công chúng không biết mấy. Hẳn sẽ là tốt nếu chúng ta biết rõ hơn những cơ hội đó. Chúng ta những ngƣời Pháp ở châu Á, chúng ta đã đặt các lợi ích dân tộc của chúng ta trên Thái Bình Dương, nghĩa là trên sân khấu sắp tới của những cuộc tranh đấu thế giới, mà ở đó Đông Dƣơng của chúng ta giữ một vai trò hàng đầu. Chúng ta đừng quên rằng nƣớc Nhật, trong vùng xa xôi này, là đồng minh tự nhiên của chúng ta và thực ra là ngƣời đồng minh duy nhất của chúng ta đối với những vấn đề Tàu". Liên minh Pháp, Nhật là rõ ràng. Nó đƣợc đánh dấu bằng sự ủng hộ thực sự của chủ nghĩa đế quốc Pháp, bởi những bọn Trađiơ, Bôngcua, v.v. ở Giơnevơ và bởi việc viếng thăm của hai tuần dƣơng hạm Nhật Asama và Ikata ở cảng Sài Gòn. Ngày 25 tháng 3 năm 1932 - Tài liệu tiếng Pháp, lƣu tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.4, tr.280-297. _____________ 1. Đúng ra là tỉnh Nghệ An (B.T). 2. Varen: Xem bản chỉ dẫn tên ngƣời vần V (B.T).