Mọi người trong Đảng ta đồng ý thừa nhận rằng cuộc cách mạng sắp tới ở nước ta là một cuộc cách mạng tƣ sản dân chủ, nghĩa là một cuộc cách mạng phản đế và điền địa trong đó bá quyền lãnh đạo phải thuộc về giai cấp vô sản, giai cấp kéo theo nó các tầng lớp cơ bản của giai cấp nông dân, quần chúng lao động ở thành thị và các dân tộc thiểu số bị áp bức, một cuộc cách mạng trong tranh đấu sẽ chuyển biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Một trong những vấn đề sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định thái độ của chúng ta đối với giai cấp ta sản dân tộc nói chung và đối với mỗi tầng lớp của giai cấp ta sản ấy nói riêng. Chủ nghĩa Lênin không phải là một giáo điều mà là một phƣơng pháp hành động cách mạng, cho nên trước khi xác định thái độ rõ ràng đối với giai cấp ta sản dân tộc chúng ta phải phân tích những tính chất cơ bản của giai cấp ta sản này. Một là, chúng ta phải nhận thấy rằng giai cấp ta sản của chúng ta trước hết là một giai cấp ta sản buôn bán, tức là một giai cấp do chủ nghĩa đế quốc trực tiếp tạo ra vì lợi ích của nó. "Nói chung, nó bảo vệ một cách ít nhiều nhất quán, như những đồng minh phong kiến của chủ nghĩa đế quốc và những công chức, chống lại toàn bộ phong trào dân tộc" (Luận cương thuộc địa của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI). Hai là, ở ta cũng nhƣ ở một số nước khác sở hữu phong kiến đan xen chặt chẽ với sở hữu tư sản. Chính sách của chủ nghĩa đế quốc bao giờ cũng là kìm hãm càng nhiều càng hay sự phát triển của lực lượng sản xuất của đất nước, mặt khác, sở hữu ruộng đất đem lại những lợi nhuận to lớn, cho nên những nhà buôn không thể lao vào công nghiệp, mà dùng giá trị thặng dư của họ để mua những lãnh địa lớn, những ruộng trồng lúa và đồn điền trồng cây. Về phía mình, những địa chủ lớn thường kiêm làm nhà tư bản: "Công ty tín dụng An Nam" do các điền chủ Nam Kỳ thành lập là một thí dụ sinh động nhất về điều đó. Do đó một cuộc cách mạng điền địa lật đổ bọn địa chủ không chỉ coi bọn đại địa chủ, mà còn coi giai cấp đại tư sản là kẻ thù dân tộc. Thứ ba, một mặt, lợi ích của giai cấp tƣ sản bản xứ có vô vàn mối liên hệ với lợi ích của chủ nghĩa đế quốc: một phần lớn cổ phần của các công ty vô danh ở Đông Dương như tín dụng ruộng đất nằm trong tay giai cấp tư sản bản xứ. Mặt khác, tư bản tài chính đã có thể trực tiếp mua một bộ phận giai cấp tư sản nước ta; một thí dụ nhỏ: bọn thủ lĩnh của Đảng Lập hiến làm việc và nhận tiền trợ cấp ở S.F.F.C của Hômbe (Homberg) hay ở S.I.C.A.F của Phôngten (Fontaine), là những chủ nhân thật sự của Đông Dương. Thứ tư, phải tính đến trình độ gay gắt của cuộc tranh đấu giai cấp ở Đông Dương; từ hai năm nay cuộc tranh đấu này là rất gay gắt, đi từ bãi công kinh tế đến mưu toan thiết lập Xôviết ở một số tỉnh. Cuộc tranh đấu này do Đảng Cộng sản Đông Dương anh hùng, phân bộ của Quốc tế Cộng sản lãnh đạo. Hoàn cảnh này không thể không góp phần mạnh mẽ ném giai cấp tƣ sản dân tộc nƣớc ta vào trong cánh tay của chủ nghĩa đế quốc. Cho nên giai cấp tƣ sản nƣớc ta chỉ là bàn tay trái của chủ nghĩa đế quốc Pháp, cầm tấm màn khai hóa che cho bộ mặt tước đoạt và sát nhân của nó. Thời gian gần đây, giai cấp tư sản đế quốc tìm cách mở rộng cơ sở xã hội mà nó dựa vào ở Đông Dƣơng. Chính sách của nó do Pátxkiê1 và Râynô2 nêu lên về việc giảm thuế ngạch tuyển cử, về việc tăng số đại biểu ngƣời bản xứ trong các hội đồng chính trị và kinh tế của đất nước, về việc để cho người bản xứ có thể đạt tới một vài cấp bậc cho đến nay vẫn dành cho người Pháp, không có ý nghĩa nào khác hơn là nhằm chinh phục hẳn giai cấp tư sản Đông Dương. Đảng Lập hiến, giai cấp tư sản nói chung đã công khai lên án Xembay. Chúng đã đòi, qua mồm của viên cố vấn thuộc địa Nguyễn Phan Long3 , dùng hơi ngạt, tăng số cảnh sát chống lại chủ nghĩa cộng sản; những hành động công khai phản cách mạng này ắt phải cho phép chúng ta vạch mặt nạ giai cấp tư sản phản cách mạng trước con mắt của đông đảo quần chúng. Nhưng điều nguy hiểm đối với cuộc cách mạng của chúng ta đó là giai cấp tư sản đang ra sức giành ảnh hưởng đối với quần chúng lao động. Song song với cuộc tranh đấu đang lớn lên của quần chúng công nhân và nông dân, các cơ quan của giai cấp tư sản dân tộc và của bọn địa chủ như tờ Diễn đàn Đông Dương (Tribune Indochinoise), Tạp chí Nam Phong... đang ngày càng nói nhiều về nỗi khổ cực của quần chúng, về sự cần thiết phải làm giảm nỗi khổ cực ấy, chúng tổ chức những ủy ban cứu tế cho người nghèo. Nguyễn Phan Long đề nghị chủ nghĩa đế quốc hƣớng chủ nghĩa dân tộc bản xứ vào một mục đích xác định, vào nền tự trị của Đông Dương và tuyên truyền cho "học thuyết" này. Nguyễn Văn Vĩnh nói đến lập một nền cộng hòa dân chủ; người ta trình bày với quần chúng nền "tự trị" này, nền "cộng hòa" này như là những phương thuốc chữa trị tất cả những bệnh tật hiện nay. Tất cả những mánh khóe này chỉ có một mục đích duy nhất: lừa bịp quần chúng. Đồng thời chúng ta đang chứng kiến một sự triển khai hoạt động mới của giai cấp tiểu tư sản cấp tiến, sự thành lập Đảng nhân dân cách mạng do một tên phản bội chủ nghĩa cộng sản đề xướng, những mưu toan thành lập Đảng độc lập của những phần tử bị Xứ bộ cộng sản Nam Kỳ khai trừ. Do đó, chúng ta đang đứng trƣớc một hành động đã được triển khai của giai cấp tư sản dân tộc, cải lương cũng như cách mạng, do những tiến bộ tuyệt vời của chủ nghĩa cộng sản thúc đẩy. Đảng ta đang đứng trước một tình hình mới. Trong cuộc tranh đấu của mình để giành quyền lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản dân chủ và để giành thắng lợi cho cuộc cách mạng này, Đảng phải đề phòng để tránh những sai lầm sau đây: a) Hoặc là chúng ta không hiểu sự khác nhau giữa khuynh hướng quốc gia cải lương và khuynh hướng quốc gia cách mạng; sự thiếu hiểu biết này, sự lẫn lộn bỏ vào trong một bị như vậy có thể dẫn tới một chính sách đi theo đuôi giai cấp tư sản. b) Hoặc là chúng ta đánh giá thấp tầm quan trọng đặc biệt của chủ nghĩa cải lương tư sản - khác với phe phong kiến đế quốc - nhờ vào ảnh hưởng lớn của nó đối với giai cấp tiểu tƣ sản, nông dân và thậm chí cả một bộ phận của giai cấp công nhân, ít ra là trong những giai đoạn đầu của phong trào. Thế là vũng lầy không tránh khỏi mà chúng ta sẽ rơi vào: đó là chính sách biệt phái, sự cô lập của Đảng ta khỏi quần chúng lao động. Tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, Lênin4 đã xác định nhiệm vụ đặc biệt của các Đảng Cộng sản ở thuộc địa là tranh đấu không thương xót chống "phong trào dân chủ tư sản" hay quốc gia cải lương trong chính ngay nước mình. Nếu chúng ta nghiên cứu lịch sử của Đảng Bônsơvích, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Lênin và Đảng Bônsơvích trong giai đoạn tư sản dân chủ của cuộc cách mạng đã thấy rõ mối nguy hiểm chết người do bọn Cađê, đảng của giai cấp tư sản tự do gây ra. Chính nhờ có chính sách cô lập các đảng thỏa hiệp mà Đảng Bônsơvích đã có thể tránh cho giai cấp vô sản và giai cấp nông dân khỏi bị ảnh hưởng của giai cấp tư sản, mà cuộc Cách mạng Tháng Hai đã thắng chế độ Nga hoàng. Ở Đông Dương, trong thời đại hiện nay, sách lược của Đảng Cộng sản phải tương tự như sách lược của những người bônsơvích trong thời kỳ ấy. Thế nhưng, cho đến nay, Đảng ta đã không chú ý nhiều đến việc tranh đấu chống chủ nghĩa cải lƣơng quốc gia. Tuy nhiên, đó là một sai lầm chính trị rất nghiêm trọng; cho nên, trong các chỉ thị của mình, Quốc tế Cộng sản đã căn dặn chúng ta phải sửa chữa ngay không chậm trễ sai lầm đó. Chúng ta phải biết rằng, chủ nghĩa cải lƣơng quốc gia dƣới hình thức này hay hình thức khác - dƣới hình thức tích cực hợp tác với chủ nghĩa đế quốc hay dƣới hình thức đối lập một cách cơ hội chủ nghĩa và cải lƣơng - luôn luôn là rất nguy hiểm đối với nhân dân, rằng ảnh hưởng của nó đối với quần chúng sẽ ngăn cản cách mạng dân tộc tiến tới thắng lợi. Chủ nghĩa cải lương quốc gia không phải là một lực lượng phản đế, có thể - dưới hình thức đối lập cơ hội chủ nghĩa và cải lương của nó, - ngăn cản và làm chậm sự phát triển của phong trào nhân dân, theo mức độ ảnh hưởng của nó đối với quần chúng. Bọn quốc gia cải lương tranh đấu để hòa giải nhân dân bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc áp bức, để hòa giải giai cấp nông dân với bọn địa chủ, cho nên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chúng ta hiện nay phải chĩa những đòn tấn công của mình chủ yếu chống lại chủ nghĩa cải lương quốc gia trong nước, chúng ta phải cô lập chúng khỏi quần chúng, nếu không Đảng ta sẽ không thể tổ chức giai cấp vô sản và dẫn dắt giai cấp nông dân, thắng lợi của cách mạng vì vậy sẽ không có khả năng. * * * Chúng ta phải phân biệt trào lƣu cải lƣơng quốc gia với trào lƣu cách mạng quốc gia, một bộ phận của giai cấp tƣ sản dân tộc và giai cấp tiểu tƣ sản trong thời kỳ này còn là một trào lƣu cách mạng dân tộc trong phong trào cách mạng. Có điều đáng chú ý là, thời gian gần đây báo chí đế quốc và tƣ sản đã báo tin vụ bắt bớ các chi bộ của những sinh viên đảng viên của Đảng cách mạng dân tộc. Chúng ta cũng cần thấy rằng đảng này đã tổ chức đƣợc những công nhân Hòn Gai. Vì giai cấp vô sản nƣớc ta là một giai cấp vô sản thuộc địa nghĩa là một giai cấp vô sản non trẻ, thế hệ đầu có những sự gắn bó sâu sắc với sở hữu nông dân, với hệ tư tưởng tiểu tư sản, cho nên chúng ta phải tăng gấp đôi cố gắng của chúng ta để tách họ khỏi ảnh hưởng của những đảng tiểu tư sản này là những đảng đang công khai và cao giọng viện dẫn chủ nghĩa Tôn Dật Tiên. Khuynh hướng cách mạng quốc gia của giai cấp tiểu tư sản, - mặc dù sự khủng bố của chủ nghĩa đế quốc, - vẫn tồn tại và có thể phát triển cùng với sự khốn cùng và sự bất mãn đang ngày càng sâu sắc của quần chúng tiểu tư sản thành thị. Đó cũng là một mối nguy hiểm cho sự nghiệp cách mạng; vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải có một thái độ lêninnít với khuynh hướng này. Một lần nữa, chúng ta hãy tìm trong kho vũ khí chiến đấu của chủ nghĩa bônsơvích và chúng ta sẽ thấy Đảng Bônsơvích và Lênin đã ứng xử nhƣ thế nào đối với những đảng tiểu tƣ sản đó, - mà trong lịch sử Nga là các đảng Mensơvích và Xã hội cách mạng. Các đảng này, - do bản chất tiểu tư sản mà họ đại biểu, - không thể triệt để cách mạng, nhưng họ dù sao cũng đại biểu cho một lực lượng chống Nga hoàng rất lớn. Cho nên Đảng Bônsơvích đã sử dụng họ trong mức độ có thể để phát triển mặt trận tranh đấu chống chế độ Nga hoàng, đồng thời vẫn không ngừng cảnh báo cho quần chúng công nhân và nông dân biết rằng các đảng này là do dự, họ chỉ chống Nga hoàng trong giai đoạn đầu của cách mạng và tất yếu trong ngọn lửa tranh đấu giai cấp nghiêm trọng thêm, họ không tránh khỏi chuyển sang phía giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản. Đảng Bônsơvích trong suốt thời gian từ tháng 3 đến tháng 10-1917 đã áp dụng sách lược cô lập các đảng tiểu tư sản này là những đảng đã trở thành đảng chủ trƣơng hòa giải giữa chủ nghĩa đế quốc và quần chúng lao động. Sách lƣợc đúng đắn này đối với các đảng tiểu tƣ sản trong hai giai đoạn liên tiếp của cách mạng Nga đã góp phần to lớn vào thắng lợi Tháng Mười. Thế mà về phần chúng ta, có đồng chí đã không còn hiểu sách lược bônsơvích này. Chẳng hạn một tiểu khu ở Trung Kỳ đã phát ra một tờ truyền đơn có khẩu hiệu sai lầm này "Đả đảo Quốc dân Đảng". Các đồng chí này không biết phân biệt khuynh hƣớng quốc gia cải lƣơng và khuynh hƣớng quốc gia cách mạng. Khẩu hiệu đả đảo Quốc dân Đảng là quá sớm, nó không lợi cho chúng ta, trái lại có hại cho chúng ta. Vì sao? Trƣớc hết vì tiếng súng Yên Bái, tiếng bom nổ ở Cổ Am vẫn còn vang vọng trong tâm trí quần chúng, bởi vì các lãnh tụ quốc gia cách mạng đã lên máy chém cũng dũng cảm nhƣ những người cộng sản, quần chúng biết điều đó. Quốc dân Đảng có một ảnh hưởng tư tưởng rất lớn trong quần chúng lao động tiểu tư sản thành thị và một phần đối với nông dân. Một khẩu hiệu như vậy sẽ có tác dụng làm cho quần chúng coi sự căm thù vô căn cứ là "bất công", v.v. chứ không làm cho quần chúng dịch lại gần chúng ta. Đó là một khẩu hiệu cơ hội chủ nghĩa, mặc dù nó tỏ ra rất cách mạng. Hiện nay, trong giai đoạn tư sản dân chủ của cuộc cách mạng chúng ta, Đảng Cộng sản chúng ta phải phê phán không thương xót trước quần chúng công nhân và nông dân bản cƣơng lĩnh không nhất quán nửa cải lƣơng, thực tiễn bất lực - manh động, mƣu sát cá nhân, hội kín - của các đảng cách mạng tiểu tƣ sản ấy. Chúng ta phải chứng minh cho quần chúng thấy rằng các đảng ấy chỉ muốn đuổi bọn bóc lột và áp bức đế quốc chủ nghĩa bên ngoài để thay thế chúng bằng những bọn bóc lột và áp bức tư sản bản xứ, "bằng những đồng bào", rằng họ đã công khai từ chối tịch thu ruộng đất của địa chủ để giao cho nông dân. Phải phân tích lời di chúc của Nguyễn Thái Học5 , lãnh tụ của đảng dân tộc chủ nghĩa Đông Dương, mà ông ta để lại trước khi lên máy chém, Nguyễn Thái Học trong bức thư của ông đã khuyên chủ nghĩa đế quốc Pháp hãy "sống thân ái hơn với nhân dân Đông Dương". Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ cho chúng ta rằng chủ nghĩa Tôn Dật Tiên ở Tàu, chủ nghĩa Găngđi ở Ấn Độ, Serekat I'lam ở Inđônêxia, lúc đầu là những khuynh hướng tƣ tƣởng tư sản cấp tiến, nhưng dần dần khi tranh đấu giai cấp trở nên trầm trọng thêm thì những khuynh hướng ấy ngày nay trở nên quốc gia cải lương, ngay cả trước khi Tàu, Ấn Độ, Inđônêxia có thể thoát khỏi ách thống trị đế quốc chủ nghĩa. Khuynh hướng quốc gia cải lƣơng của giai cấp tiểu tư sản Đông Dương sẽ không tránh khỏi đi qua cùng con đường lịch sử như vậy. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải biết rằng không thể có một cuộc cách mạng thắng lợi nào mà không có sự tham gia của quần chúng. "Muốn cho một cuộc cách mạng giành được thắng lợi, nếu nó là thật sự có tính nhân dân, nếu nó bao gồm đƣợc quảng đại quần chúng, thì chỉ có khẩu hiệu của Đảng đúng là không đủ. Một điều kiện khác là cần thiết. Cần làm sao cho bản thân quần chúng bằng kinh nghiệm của chính họ được thuyết phục về sự đúng đắn của những khẩu hiệu ấy. Chỉ lúc đó khẩu hiệu của Đảng mới trở thành khẩu hiệu của quần chúng. Chỉ lúc đó cách mạng mới trở thành cách mạng của nhân dân" (Xtalin: Cách mạng Tháng Mười). Cần làm sao cho quần chúng, đặc biệt là quần chúng tiểu tƣ sản và lao động thành thị, chịu ảnh hƣởng của khuynh hƣớng cách mạng quốc gia, hiểu rõ, qua kinh nghiệm của chính họ, rằng lời tiên đoán của Đảng Cộng sản về sự tiến triển lịch sử sẽ từ chủ nghĩa cách mạng quốc gia sang chủ nghĩa cải lương quốc gia là đúng đắn. Muốn vậy, và để sử dụng tốt cả các lực lượng phản đế của những người cách mạng quốc gia, để tranh thủ quần chúng lao động tiểu tư sản về phía chúng ta, chúng ta phải thực hiện sách lược Mặt trận thống nhất; chúng ta phải lôi kéo trào lưu cách mạng quốc gia vào mặt trận tranh đấu phản đế, dưới bá quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng ta đã bắt đầu thực hiện có kết quả sách lược bônsơvích về Mặt trận thống nhất này bằng cách tổ chức Đồng minh phản đế. Tóm lại: 1. Đảng Cộng sản Đông Dương phải tranh đấu hết sức nghiêm khắc, về mặt tư tưởng và chính trị chống chủ nghĩa cải lương quốc gia tư sản, chống biểu hiện nhỏ nhất của ảnh hƣởng của nó trong phong trào công nhân và nông dân. Nói tóm lại, phải tập trung sức của chúng ta để cô lập giai cấp tư sản chủ trương hòa giải. 2. Đảng Cộng sản Đông Dương phải phê phán không thương xót tính không nhất quán, tính do dự của các đảng cách mạng quốc gia tiểu tƣ sản. Đảng phải thấy trƣớc những dao động của họ và báo trƣớc điều đó cho quần chúng. Đảng phải đồng thời lợi dụng tất cả các nguồn lực cách mạng của những tầng lớp tiểu tƣ sản ấy; tất cả điều đó là để củng cố bá quyền lãnh đạo của chúng ta trong cuộc tranh đấu phản đế và điền địa. 3. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng muốn làm tròn nhiệm vụ của mình trong cách mạng thì phải phát triển phong trào quần chúng và lãnh đạo quần chúng, để có thể trong ngọn lửa của cuộc tranh đấu, xây dựng, củng cố Đảng, đội quân chính trị của quần chúng, vũ khí quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Đông Dương. Sài Gòn, đầu 1932 ..... "Giai cấp vô sản sẽ không bao giờ là một lực lượng cách mạng tích cực, một giai cấp hoạt động vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội, nếu nó không ứng xử như một đội tiên phong của nhân dân lao động mà người ta bóc lột, nếu nó không xử sự như ngƣời chỉ huy chiến tranh có sứ mệnh dẫn dắt nhân dân tấn công bọn bóc lột; nhưng cuộc tấn công này sẽ không thành công nếu nông thôn không tham gia vào cuộc tranh đấu giai cấp, nếu quần chúng nông dân lao động không đi theo Đảng Cộng sản vô sản của thành thị và nếu, cuối cùng, Đảng không giáo dục họ" (Luận cương của Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản). - Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.4, tr.231-241.