Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chỉ chính thức tồn tại từ hai năm nay. Trong thời gian ấy, Đảng đã đứng đầu quần chúng lao động trong những cuộc đấu tranh hằng ngày của quần chúng chống đế quốc Pháp, bọn địa chủ, quan lại và cƣờng hào bản xứ. Đảng đã trở thành một đảng có tính chiến đấu cao của quần chúng.
Tổ chức các công hội đỏ và những hội nông dân cách mạng của thanh niên cộng sản, tổ chức liên đoàn chống đế quốc, các hội cứu tế đỏ, các hội giải phóng phụ nữ, các hội học sinh cách mạng, các đội tự vệ công nhân và nông dân, v.v., đó là tất cả công tác tổ chức mà Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã có thể thực hiện giữa vô số khó khăn. Hoạt động cách mạng của Đảng không chỉ giới hạn trong việc mở rộng và tổ chức các tổ chức cách mạng. Ở mọi nơi và mọi lúc, Đảng đã tỏ rõ với quần chúng rằng mình là ngƣời lãnh đạo thực sự, ngƣời chỉ huy thực sự, ngƣời duy nhất bảo vệ kiên quyết, hết lòng và thƣờng xuyên của tất cả những ngƣời bị bóc lột ở Đông Dƣơng. Trong hai năm vừa qua, Đảng đã lãnh đạo - và thƣờng thu đƣợc kết quả to lớn - hơn một trăm cuộc bãi công, có hàng chục ngàn công nhân tham gia. Ở nông thôn, Đảng đã tổ chức hơn 500 cuộc biểu tình và biểu dƣơng, có 500 ngàn nông dân tham dự. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng không chỉ là ngƣời lãnh đạo quần chúng bị áp bức, mà cũng là nhà tƣ tƣởng cách mạng của quần chúng. Trong lĩnh vực lý luận, Đảng đã tiến hành một việc rất lớn là mở thêm nhiều trƣờng học cộng sản và các cơ quan tuyên truyền. Do đó, báo chí bất hợp pháp không những phổ cập lý luận cộng sản gắn chặt với thực tiễn, mà còn phê phán rất nghiêm khắc mọi hệ lý luận tƣ sản đối địch với giai cấp vô sản và mọi khuynh hƣớng chống lêninnít và cơ hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng hoạt động trong những điều kiện cực kỳ khó khăn. Dù cho đế quốc Pháp bắn giết hàng trăm chiến sĩ ƣu tú của chúng tôi hoặc bắt giam hàng ngàn chiến sĩ, Đảng chúng tôi vẫn luôn luôn tiếp tục cuộc đấu tranh anh dũng của mình không sợ máy chém và nhà tù. Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản tháng 4-1931 đã chính thức thừa nhận sức chiến đấu của Đảng chúng tôi và đã nhận Đảng vào hàng ngũ của mình nhƣ một chi bộ độc lập. Đƣờng lối chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng nói chung là đúng. Những lệch lạc cơ hội chủ nghĩa của đƣờng lối chung của Đảng xuất xứ từ chỗ Đảng chúng tôi còn rất trẻ và có quá ít kinh nghiệm, nó còn duy trì một số tập quán và phƣơng pháp hoạt động của những đảng cách mạng cũ và những nhóm cộng sản bè phái; vì những phần tử tiểu tƣ sản (đặc biệt là nông dân và trí thức) hiện nay là số đông đảng viên, vì giai cấp vô sản trẻ tuổi của Đông Dƣơng còn chƣa biết rõ trƣờng học đấu tranh giai cấp lâu dài và khó khăn mà những anh em ở châu Âu đã trải qua. Nhƣ vậy, chủ nghĩa cơ hội là sự phản ảnh của hệ tƣ tƣởng tiểu tƣ sản của những phần tử cách mạng dao động và không kiên định. Tất nhiên, chủ nghĩa cơ hội là một bệnh rất nguy hiểm cần phải đấu tranh chống lại thật kiên quyết để bóp nghẹt và tiêu diệt ngay từ đầu, nhằm ngăn chặn nó lan tới những bộ phận lành mạnh của cơ thể. Song đây không phải là hiện tƣợng chung trong Đảng, mà chỉ là bệnh của một số ngƣời cộng sản riêng rẽ, đối với họ, ban lãnh đạo của Đảng đã kịp thời có những biện pháp kỷ luật cần thiết. Bây giờ, chúng ta hãy xét xem, những phần tử cơ hội chủ nghĩa đã làm biến dạng những nguyên lý và những sách lƣợc lêninnít của Đảng chúng tôi và của Quốc tế Cộng sản nhƣ thế nào. Trƣớc hết, những kẻ cơ hội chủ nghĩa hoàn toàn không biết sự kiện là chỉ duy nhất giai cấp vô sản mới có thể là giai cấp cách mạng nhất quán, và Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, cần phải là chính đảng của chỉ riêng giai cấp công nhân. Đây là một nguyên lý sơ đẳng mà những kẻ cơ hội chủ nghĩa không hiểu, vì thế trong hoạt động lý luận và thực tiễn họ đánh giá thấp vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản bằng cách phổ biến luận điểm nguy hiểm của họ: "Đảng Cộng sản là đảng chung của mọi người lao động bị áp bức". Đây là một sai lầm chính trị to lớn. Lịch sử các cuộc tranh đấu giai cấp trên thế giới nói chung và kinh nghiệm của Đảng công nhân và nông dân ở Ấn Độ nói riêng, chứng tỏ rằng một đảng của nhiều giai cấp không bao giờ có thể là một tổ chức cách mạng nhất quán. Một đảng, nhƣ Đảng Cộng sản - có sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tƣ bản để thiết ập nền chuyên chính vô sản và sau đó tiến tới chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn, phải luôn luôn có một hệ tƣ tƣởng duy nhất và một kỷ luật chặt chẽ để chiến thắng mọi kẻ thù của giai cấp vô sản qua các giai đoạn đấu tranh. Một đảng của nhiều giai cấp sẽ biến từ một đảng cách mạng thành một tổ chức đấu tranh tƣ tƣởng và tổ chức bè phái trong nội bộ, và sẽ chỉ làm lợi cho những giai cấp áp bức. Đƣơng nhiên, Đảng Cộng sản có thể kết nạp những phần tử cách mạng ƣu tú thuộc các giai cấp bị áp bức khác, những ngƣời tự nguyện dứt khoát từ bỏ hệ tƣ tƣởng và những lợi ích riêng và chung của chính giai cấp họ và hy sinh đến cùng cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, song nền tảng xã hội của Đảng Cộng sản, tức là cấu tạo của nó, phần lớn phải từ giai cấp vô sản họp thành. Trong cuộc đấu tranh chống mọi giai cấp thống trị và bóc lột, giai cấp vô sản ở đâu và lúc nào cũng phải giữ vai trò lãnh đạo, và để tăng cƣờng lực lƣợng cách mạng của nó, thì dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với tƣ cách là đội tiên phong của nó, nó phải dẫn dắt theo mình tất cả những ngƣời lao động bị áp bức và bóc lột, mà nó kiên quyết bảo vệ những lợi ích hằng ngày của họ. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa phân biệt giữa thợ giỏi và thợ kém khi nói rằng chỉ những thợ kém mới bị bóc lột và do đó mới có tính cách mạng. Một quan niệm nhƣ vậy là một chiến thuật phản cách mạng nhằm tạo ra sự chia rẽ và sự thù hằn trong hàng ngũ giai cấp vô sản. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ấy hoàn toàn quên rằng tất cả thợ thuyền, dù giỏi hay không, đều là những nô lệ làm thuê của bọn tƣ bản là những kẻ luôn luôn bóc lột giai cấp vô sản, bất kỳ đó là tƣ bản nhỏ hay lớn. Tất nhiên, ở đâu cũng có một lớp nhỏ công nhân giỏi, do thiếu lập trƣờng giai cấp, đi theo giai cấp tƣ sản chống lại chính những anh em cùng giai cấp, nhƣng nếu từ đó mà khái quát để dựng lên một khối thợ kém chống lại thợ giỏi, thì đó là phá tan sự thống nhất giai cấp vô sản ngay trong hàng ngũ của nó, tức là tiến hành một cuộc chiến tranh huynh đệ tƣơng tàn có lợi cho giai cấp tƣ sản. Cũng vì một sự hiểu biết lẫn lộn nhƣ thế về ý nghĩa giai cấp của Đảng Cộng sản mà một vài đồng chí ở Bắc Kỳ thậm chí đã có một nghị quyết mơ hồ nhƣ sau: "Chỉ những công nhân kém và những nông dân nghèo từ 23 đến 28 tuổi là có thể được nhận vào các lớp huấn luyện chính trị của Đảng". Nghị quyết này là nực cƣời. Đối với Đảng Cộng sản và sự nghiệp của cách mạng Đông Dƣơng, mọi đảng viên cộng sản có những nghĩa vụ nhƣ nhau và những trách nhiệm nhƣ nhau, do đó ai cũng đƣợc xem nhƣ có mọi quyền và mọi sự đối xử nhƣ nhau của Đảng, và nhất là trong lĩnh vực huấn luyện, Đảng cần có mọi cố gắng để thanh toán sự kém cỏi về chính trị cho tất cả đảng viên không trừ đảng viên nào, để nâng cao trình độ lý luận và tinh thần chiến đấu. Bây giờ nói sang vấn đề lý thuyết về các giai đoạn: Bắt chƣớc Tôn Dật Tiên, những kẻ cơ hội chủ nghĩa phân chia một cách máy móc hoạt động cách mạng thành những giai đoạn nối tiếp nhau và tách nhau: giai đoạn tuyên truyền, giai đoạn tổ chức, giai đoạn tranh đấu. Thế có nghĩa là sẽ không nên tổ chức quần chúng nếu còn chƣa làm xong công việc tuyên truyền trong quần chúng, và sẽ không đƣợc đƣa quần chúng ra tranh đấu khi chƣa tiến hành xong giai đoạn tổ chức. Thực ra, những kẻ cơ hội chủ nghĩa không hiểu rằng những vấn đề tuyên truyền, tổ chức và tranh đấu đều gắn chặt với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tạo thành những khâu của cùng một dây chuyền. Lý thuyết về các giai đoạn ở đây là một cản trở nghiêm trọng đối với sự phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng, vì nó giam giữ hoàn toàn những ngƣời cộng sản vào một sự biệt phái chật hẹp nhất; đối với những ngƣời cách mạng Đông Dƣơng, qua kinh nghiệm, nó là một bài học cay đắng. Chính xuất phát từ quan niệm sai lầm này, mà những kẻ cơ hội chủ nghĩa ở Bắc Kỳ khăng khăng nói rằng chúng tôi còn chƣa tiến tới giai đoạn tranh đấu, và phản đối việc áp dụng vào thực tiễn những quyết nghị của Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và các chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. Họ thấy ở đâu trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và của Quốc tế Cộng sản cũng là những sách lƣợc "tả", đảo chính, dẫn tới sự thất bại không thể tránh khỏi của cách mạng Đông Dƣơng; nhƣng trên thực tế họ chỉ là những kẻ hữu khuynh, phủ nhận những nguyên lý và những sách lƣợc sơ đẳng nhất của chủ nghĩa bônsơvích mà họ tự tuyên bố mình là những ngƣời bảo vệ. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa không chỉ chủ trƣơng trƣớc hết phải làm tuyên truyền mà còn vô lý đến mức nói rằng: "Ngay cả với bọn phản cách mạng cũng không nên dùng bạo lực với chúng, mà trước hết là làm công tác tuyên truyền". Tất cả những gì chúng ta có thể hiểu về quan niệm kỳ quặc ấy, đó là những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi quần chúng đừng đấu tranh chống những bọn phản cách mạng nữa. Đó có phải là một sách lƣợc cộng sản để giáo dục và lãnh đạo quần chúng không, hay chỉ để phục vụ lợi ích của đế quốc và phong kiến? Không, sách lƣợc ấy không có gì là cách mạng, mà nó còn tƣớc vũ khí của công nhân và nông dân trƣớc sự đàn áp ngày càng mạnh của đế quốc và chỉ làm lợi cho kẻ thù của giai cấp công nhân và nông dân Đông Dƣơng. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa khuyên Đảng không dùng bạo lực với bọn phản cách mạng, nhƣng đây là thứ bạo lực gì? Tất nhiên, Đảng Cộng sản không thừa nhận bạo lực cá nhân hay khủng bố cá nhân với tính cách là sách lƣợc đấu tranh giai cấp, nhƣng Đảng truyền bá sự cần thiết của bạo lực quần chúng chống lại những kẻ thù của giai cấp vô sản và nông dân, bạo lực của các giai cấp bị áp bức chống lại các giai cấp đi áp bức. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa còn la lối khắp nơi: "Quần chúng khi đấu tranh không nhìn thấy kết quả, mà chỉ nhìn thấy những thất bại, và hiện tại họ không còn tinh thần chiến đấu, không thể huy động họ đƣợc nữa...", "Nếu quần chúng không có súng ống, họ sẽ không đấu tranh nữa...", "Nếu Đảng không có cách gì khác nữa, cuộc đấu tranh sẽ ngừng lại". Có thể dẫn ra nhiều câu nói tƣơng tự, song chúng ta chỉ dừng lại ở những quan niệm sai lầm ấy thôi. Tất nhiên, những ngƣời công nhân và nông dân Đông Dƣơng đã trải qua nhiều thất bại và còn chịu nhiều thất bại nữa do đế quốc Pháp gây ra, song từ đó mà nói rằng quần chúng không bao giờ nhìn thấy kết quả, đó là phủ nhận sự thật, vì ở nhiều tỉnh, các thuế phụ thu đã bị bãi bỏ, địa tô đã giảm; ở nhiều đồn điền và nhà máy, bọn tƣ bản đã phải hoàn toàn đầu hàng trƣớc những cuộc đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của giai cấp vô sản; những yêu sách của họ đã thắng. Lịch sử của phong trào cách mạng trên toàn thế giới chứng minh rõ ràng rằng không có những thắng lợi quyết định nào mà trƣớc đó không trải qua thất bại, rằng không bao giờ có chiến thắng mà không phải đấu tranh. Không phải bằng những con đƣờng hoà bình mà giai cấp tƣ sản châu Âu và châu Mỹ đã lật đổ đƣợc chế độ phong kiến; cũng không phải chỉ một phen mà là phải sau nhiều thất bại lâu dài đẫm máu thì giai cấp vô sản Nga mới có thể tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mƣời năm 1917. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa nói rằng quần chúng không còn tinh thần chiến đấu, song những sự kiện cụ thể hằng ngày đã chứng tỏ hoàn toàn ngƣợc lại; những kẻ cơ hội chủ nghĩa co mình lại trƣớc sự đàn áp của đế quốc và kêu gọi một cách đáng xấu hổ quần chúng theo gƣơng đầu hàng của chúng. Liên thanh, máy bay đã bắn phá nhiều làng mạc, giết và làm bị thƣơng hàng trăm và hàng trăm ngƣời cách mạng, toà án tƣ sản đã tuyên bố những bản án tử hình vô nhân đạo, những án tù đày, sau những sự kiện ở bắc Trung Kỳ tháng 9-1930, song cho tới nay, không nhƣ bọn cơ hội chủ nghĩa dự đoán, quần chúng không ngừng cuộc đấu tranh, tinh thần chiến đấu của họ không hề giảm sút. Trái lại, chúng ta lại chứng kiến, năm 1931, những cuộc biểu dƣơng quần chúng mới tại các tỉnh ở bắc Trung Kỳ là nơi đã từng có phong trào Xôviết, những cuộc vũ trang nổi dậy ở Quảng Ngãi, những cuộc biểu tình lớn ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, nhiều cuộc bãi công chính trị tiến công gần nhƣ ở khắp nơi, và đặc biệt là ở Nam Kỳ. Những cuộc biểu dƣơng quần chúng ngày 1-5 mà ở đây hơn 170 ngƣời đã bị giết chết, đã bác bỏ đặc biệt một cách sắc bén cái lý thuyết cơ hội chủ nghĩa về vấn đề quần chúng không còn tinh thần chiến đấu. Ban Chấp hành Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã giao cho các tổ chức của Đảng "lãnh đạo các phong trào quần chúng, mở rộng các cuộc đình công, những cuộc biểu dƣơng và biểu tình, bảo vệ các lợi ích hằng ngày của quần chúng, đấu tranh chống khủng bố trắng, xúc tiến hoạt động cách mạng". Đó là cả một chƣơng trình hoạt động cách mạng hằng ngày để duy trì và phát triển các cuộc đấu tranh. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đặc biệt là những ngƣời ở Bắc Kỳ, biết ca thán rằng: "Nếu quần chúng không có súng, họ sẽ không đấu tranh nữa", rằng "Nếu Đảng không có cách nào khác, cuộc đấu tranh sẽ ngừng", nhƣng khi Đảng mời các thành viên của họ huy động quần chúng đấu tranh cho những yêu sách hằng ngày, phát động những cuộc bãi công và những cuộc biểu dƣơng quần chúng, thì những kẻ cơ hội chủ nghĩa trả lời rằng: "Tổ chức trong nội bộ đã, nhƣng chƣa dẫn dắt và mở rộng cuộc đấu tranh hằng ngày của quần chúng". Đó là một cách hoàn toàn kỳ quặc để hiểu từ tổ chức. Tổ chức không chỉ có mỗi một nghĩa là lập ra những uỷ ban của Đảng và tuyển chọn đảng viên, nhƣ những kẻ cơ hội chủ nghĩa hiểu. Tổ chức trong ngôn ngữ cách mạng, có nghĩa rộng hơn và phức tạp hơn. Tổ chức có nghĩa không chỉ là kiện toàn bộ máy của Đảng, mà chuẩn bị bằng mọi cách, những cuộc đấu tranh của quảng đại quần chúng. Chính công tác tổ chức chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh hằng ngày, và chính trong những cuộc đấu tranh mà các tổ chức càng mạnh mẽ hơn và mở rộng thêm. Một tổ chức cách mạng cần có sự ủng hộ của quần chúng để tăng thêm sức mạnh và phát triển và mở rộng tổ chức và nếu Đảng không huy động đông đảo quần chúng đấu tranh để bảo vệ những nhu cầu hằng ngày của họ, làm sao họ có thể tin tƣởng vào Đảng, và vì thế bằng cách nào họ có thể ủng hộ và giúp đỡ một tổ chức cách mạng nhƣ thế, một tổ chức không lãnh đạo phong trào đấu tranh của họ, không đi đầu quần chúng, không đi ngƣợc lại những yêu sách trƣớc mắt của quần chúng? (câu này viết ngược ý; đúng ra là: đi trái, chứ không phải là không đi trái - N.D). Tất cả những điều ấy nói rõ cho những kẻ cơ hội chủ nghĩa ở Bắc Kỳ hiểu rằng công tác tổ chức và cuộc đấu tranh không thể tách rời nhau, rằng cái này không thể đứng vững nếu thiếu cái kia, rằng công tác tổ chức đƣợc tiến hành và phát triển song song với sự phát triển của những cuộc đấu tranh hằng ngày. Một việc làm khác của chủ nghĩa cơ hội của các đồng chí Bắc Kỳ là họ đã la lối bằng đủ giọng điệu rằng: "Chúng ta hãy tổ chức đã rồi chúng ta đấu tranh sau". Nhƣng khi Đảng bảo họ tổ chức những đội tự vệ công nhân và nông dân, họ đã trả lời đơn giản là: "Nhƣng tất cả các anh đều là những kẻ manh động! Các anh muốn bằng cách tổ chức các đội tự vệ đƣa quần chúng tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang quá sớm, nó nhất định kéo theo việc tăng cƣờng khủng bố trắng". Tất cả mánh khoé ấy là lời lẽ ba hoa về cách mạng và là chủ nghĩa cơ hội trong thực tiễn. Chúng ta không nhấn mạnh về việc những kẻ cơ hội chủ nghĩa sợ những cuộc đàn áp của đế quốc. Chúng ta chỉ nêu cho những nhà tƣ tƣởng tiểu tƣ sản rõ rằng họ đã hoàn toàn lẫn lộn giữa những đội tự vệ với những đơn vị đảng viên hoặc đội cận vệ đỏ. Các đội tự vệ có thể đƣợc vũ trang hoặc không, song nhiệm vụ trƣớc mắt của họ không phải là tiến hành một cuộc chiến tranh thật sự chống lại chính phủ đế quốc, để giành chính quyền, mà chỉ là bảo vệ những ngƣời bãi công, những ngƣời biểu tình trong những lúc đấu tranh hằng ngày khi bị cảnh sát tiến công; thƣờng xảy ra trƣờng hợp các đội tự vệ phải dùng vũ khí đấu tranh trong các cuộc xung đột với bọn cảnh sát khiêu khích, song tất cả những hành vi bạo lực đều chỉ là những biện pháp cần thiết, trong những hoàn cảnh nhất định, chứ không bao giờ mang tính chất của những cuộc nổi dậy cô độc và quá sớm, do đó đều không phải là những hành vi manh động nhƣ những kẻ cơ hội chủ nghĩa nói. Chúng ta nói thêm rằng, các đội tự vệ bao gồm công nhân và nông dân kiên định nhất, hăng hái chiến đấu nhất và sẵn sàng hy sinh nhất là những tổ chức thƣờng trực, không phải tạm thời nhƣ nhiều đồng chí tƣởng. Từ chối tổ chức các đội tự vệ là phủ nhận sự chuẩn bị quần chúng cho những cuộc đấu tranh quyết định sau này, là không nhìn thấy gì xa hơn cái mũi của mình, là không hiểu rằng những ngƣời tự vệ tình nguyện hiện nay, tƣơng lai sẽ có thể trở thành những chiến sĩ có kinh nghiệm và giác ngộ nhất của những đội quân cách mạng. Vậy một quan niệm sai lầm nhƣ thế cần đƣợc vạch trần trƣớc đông đảo quần chúng lao động Đông Dƣơng. Một vài đồng chí không muốn áp dụng chặt chẽ Điều lệ của Đảng trong việc tổ chức lại nội bộ các cơ quan sở tại của Đảng ở Bắc Kỳ, đặc biệt là Xứ uỷ. Một đồng chí còn viết trong lời tựa quyển Nhiệm vụ trước mắt của những người cộng sản Đông Dương rằng Quốc tế Cộng sản không biết những điều kiện cụ thể của tình hình Đông Dƣơng, vì thế mà không thể ra những chỉ thị đúng đắn cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Một cách trình bày các quyết định cho quảng đại quần chúng lao động Đông Dƣơng nhƣ vậy, thực sự cũng giống nhƣ một cuộc đấu tranh công khai chống lại Quốc tế Cộng sản, do đó cũng là chống lại Uỷ ban Trung ƣơng Đảng. Uỷ ban Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng luôn theo đúng đƣờng lối lêninnít của Quốc tế Cộng sản đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những kẻ cơ hội chủ nghĩa tệ hại kia, chống lại những kẻ phiêu lƣu của hệ tƣ tƣởng tiểu tƣ sản cải lƣơng. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đã hoàn toàn quên rằng Quốc tế Cộng sản là bộ tham mƣu của cuộc đấu tranh cách mạng trên toàn thế giới, là nhà tƣ tƣởng, nhà tổ chức, nhà chiến thuật, nhà chiến lƣợc của phong trào cộng sản thế giới. Tất cả mọi chỉ thị và quyết định của Quốc tế Cộng sản có uy lực đối với tất cả mọi ngƣời cộng sản không trừ một ai, và chúng ta chỉ có việc thực hiện, trung thành, chứ không phải xuyên tạc chúng thành những giáo lý cơ hội chủ nghĩa. Đây là một kỷ luật sắt, song là một kỷ luật và chúng ta tự nguyện cam kết phục tùng, xuất phát từ lƣơng tâm của mình, khi chúng ta vào Đảng Cộng sản để bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản bằng những biện pháp cách mạng. Đây là một kỷ luật nghiêm, nhƣng cần thiết, vì nếu không thế thì không thể có cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã tiến hành trong những tháng vừa qua một cuộc đấu tranh tƣ tƣởng kiên quyết chống những khuynh hƣớng manh động, khủng bố cá nhân, biệt phái, chủ nghĩa kinh tế công đoàn. Đảng cũng đã chiến đấu chống những tƣ tƣởng sai lầm nhƣ thiếu tin tƣởng ở sức mạnh quần chúng, đánh giá thấp vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong phong trào cách mạng, việc sao lãng mở rộng cơ sở vô sản của Đảng, đánh giá thấp cuộc đấu tranh cho những yêu sách từng phần của quần chúng lao động, v.v.. Tất cả cuộc đấu tranh tƣ tƣởng ấy chống chủ nghĩa cơ hội là một cuộc đấu tranh không khoan nhƣợng của đƣờng lối chính trị vô sản của Quốc tế Cộng sản chống lại lập trƣờng cải lƣơng của những kẻ phiêu lƣu tiểu tƣ sản, những ngƣời quốc gia cách mạng sợ làm sâu sắc thêm những cuộc đấu tranh của quần chúng và sợ mất tài sản của họ. Mặc dù còn trẻ, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã tỏ rõ một sự vững vàng về hệ tƣ tƣởng vô sản, một tính chiến đấu mẫu mực, một nghị lực hành động, một chủ nghĩa anh hùng đáng khen giữa những cuộc đàn áp đẫm máu của đế quốc Pháp. Chúng tôi lạc quan dự kiến rằng trong hoạt động để truyền bá chủ nghĩa bônsơvích, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng sẽ có thể chiến thắng không khó khăn gì mọi khuynh hƣớng cơ hội chủ nghĩa đã xuất hiện và sẽ còn xuất hiện nữa. Chúng tôi hy vọng rằng Đảng sẽ nhanh chóng đứng lên trở lại, sau những đòn khủng bố ác liệt mà đế quốc Pháp đã giáng xuống các đảng viên của Đảng, rằng Đảng sẽ củng cố tốt các tổ chức của mình và tiếp tục, theo truyền thống chiến đấu của mình, lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng trên mọi mặt trận để đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, bọn địa chủ, và để lập nên ở Đông Dƣơng nền chuyên chính của giai cấp vô sản và của dân cày, dƣới hình thức những Xôviết. Sài Gòn, tháng 11 năm 1931 HỒNG THẾ CÔNG "Cuộc vận động tuyển cử cũng phải đƣợc tiến hành, không phải với ý nghĩa để giành đƣợc tối đa số ghế nghị viện, mà với ý nghĩa để động viên quần chúng dƣới những khẩu hiệu của cách mạng vô sản. Cuộc tranh đấu tuyển cử không nên chỉ do những ngƣời đứng đầu của Đảng tiến hành, mà do toàn thể những ngƣời gắn bó với Đảng; mọi phong trào quần chúng cần đƣợc sử dụng (bãi công, biểu dƣơng, khuấy động trong binh lính và thuỷ thủ, v.v.), tất cả những tổ chức vô sản của quần chúng cần đƣợc không ngừng thúc đẩy đi tới một hoạt động tích cực" (Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản). - In trên Tạp chí Cahiers du Bolchévisme, cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 1-11-1932. - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.3, tr.415-427